Câu giả định (Subjunctive) hay còn được gọi là Câu cầu khiến là một phần ngữ pháp quan trọng trong tiếng Anh, thường xuyên xuất hiện trong các bài thi cũng như trong giao tiếp hằng ngày. Việc sử dụng thành thạo các câu giả định sẽ giúp bạn đạt điểm cao và cải thiện khả năng giao tiếp một cách hiệu quả. Hãy cùng YOLA tìm hiểu chi tiết về cấu trúc và cách sử dụng câu giả định trong bài viết dưới đây!
1. Định nghĩa câu giả định trong tiếng Anh
Câu giả định trong tiếng Anh thường được sử dụng để thể hiện sự mong muốn, giả thuyết, hoặc điều kiện không có thật trong quá khứ, hiện tại hoặc tương lai. Câu giả định được sử dụng khi người nói muốn người nghe làm việc gì và có tính chất cầu khiến chứ không mang tính ép buộc như câu mệnh lệnh.
Để sử dụng câu giả định hiệu quả, bạn cần nắm vững các cấu trúc câu cơ bản. Nếu bạn chưa rõ, hãy tham khảo bài viết Cấu trúc câu trong tiếng Anh và bài tập chi tiết nhất để củng cố thêm kiến thức và áp dụng tốt hơn trong giao tiếp cũng như viết lách!
2. Các loại câu giả định trong tiếng Anh
2.1 Câu giả định với “that … should”
Thường được sử dụng để diễn tả các lời khuyên, yêu cầu, hoặc đề nghị trong một cách chính thức hoặc trang trọng. “Should” trong loại câu này không có nghĩa “nên” theo cách thông thường mà thể hiện một sự kỳ vọng hoặc yêu cầu, đặc biệt trong các tình huống giả định, mong muốn hoặc khuyến nghị.
a/ Sử dụng với động từ giả định:
- Cấu trúc:
Chủ động: S1 + V1 + that + S2 + (should) + V(bare)
Bị động: S1 + V1 + that + S2 + (should) + be + V3
- Trong đó V1 là các động từ giả định như: advise, ask, demand, insist, prefer, require, suggest, request, order, urge, command, propose,…
- Từ “should” có thể giữ hoặc không cần bỏ vào câu
- Mệnh đề 2 bắt buộc phải có “that”
Ví dụ:
I suggest that she should study harder. (Tôi gợi ý rằng cô ấy nên học chăm chỉ hơn.)
It is important that he be here on time. (Điều quan trọng là anh ấy phải có mặt đúng giờ.)
Lưu ý: Đối với một số động từ như ask, order, require, urge có thể sử dụng cấu trúc “S+ V + O + to V”
Ví dụ:
We ask that she be present
hoặc We ask her to be present
(Chúng tôi yêu cầu rằng cô ấy phải có mặt)
b/Sử dụng với tính từ giả định:
- Cấu trúc:
Chủ động: It + tobe + adj + that + S2 + (should) + V(bare)
Bị động: It + tobe + adj + that + S2 + (should) + be + V3
- Trong đó adj là các tính từ giả định như: advised, important, recommended, critical, crucial, essential, necessary, mandatory, required, vital, urgent, obligatory, suggested,…
Ví dụ: It is necessary that he register the subjects before the term begins (Một điều rất cần thiết rằng anh ấy cần đăng ký môn trước khi kỳ học bắt đầu)
c/ Sử dụng với danh từ giả định
- Cấu trúc:
Chủ động: N + that + S + (should) + V(bare)
Bị động: N + that + S + (should) + be + V3
- Trong đó N là các danh từ giả định như: advice, demand, preference, requirement, asking, insistence, proposal, command, order, request, suggestion,…
Ví dụ: The proposal that drinking be banned in public areas has been criticized by many people
(Đề xuất cấm uống rượu ở nơi công cộng đã bị nhiều người chỉ trích)
2.2. Câu giả định với điều ước “Wish”
- “Wish” là giả định khi nó diễn tả ước muốn trái ngược với hiện tại, quá khứ
a/ Câu giả định với điều ước không có thực ở hiện tại
- Cấu trúc: wish (that) + S + Ved
- Đối với động từ “tobe” dùng “were” cho tất cả các ngôi
Ví dụ: I wish I were at the beach. (Tôi ước gì tôi đang ở bãi biển)
b/ Câu giả định với điều ước không có thực ở quá khứ
- Cấu trúc: wish (that) + S + had+ Ved
Ví dụ: I wish I had known about the meeting. (Tôi ước gì tôi đã biết về cuộc họp.)
c/ Câu giả định với điều ước thể hiện sự phàn nàn hoặc muốn ai đó làm gì
- Cấu trúc: S1 + wish (that) + S2 + would do something
Ví dụ: I wish they would stop making noise (Tôi ước gì họ ngừng gây ồn ào)
2.3 Câu giả định với If only (giá như)
- Cách dùng tương tự như “Wish” nhưng mang tính trang trọng hơn
Ví dụ: If only I were the best student in class (Giá như tôi là học sinh xuất sắc nhất lớp)
2.4. Câu giả định với “Would rather”
a/ Dùng để đề nghị ai đó làm gì một cách lịch sự ở hiện tại
- Cấu trúc: S1 + would rather + S2 + V2
Ví dụ: I would rather you didn’t talk in class now (Tôi muốn là bạn không nói chuyện trong lớp)
b/ Dùng để diễn tả sự việc trái ngược với thực tế ở quá khứ
- Cấu trúc: S1 + would rather + S2 + had + V3
Ví dụ: I would rather they had prepared more food last week
(Tôi muốn họ đã chuẩn bị nhiều đồ ăn hơn vào tuần trước)
2.5 Câu giả định trong câu điều kiện
a/ Trong câu điều kiện loại 2: để diễn tả điều không có thực trong hiện tại
- Cấu trúc: If + S + V(2/ed), S + would/could/should… + V(bare)
Ví dụ: If she studied harder, she would pass the exam (Nếu cô ấy học chăm chỉ hơn, cô ấy sẽ vượt qua kỳ thi)
b/ Trong câu điều kiện loại 3: để diễn tả điều không có thực ở quá khứ
- Cấu trúc: If + S + had + V(3/ed), S + would/could/might… + have + V(3/ed)
Ví dụ: If she had arrived on time, she wouldn’t have missed the train
(Nếu cô ấy đến đúng giờ, cô ấy đã không bị lỡ chuyến tàu)
c/ Trong câu điều kiện hỗn hợp
- Cấu trúc: If + S + had + V(3/ed), S + would/could/might + V (bare)
Ví dụ: If I had studied harder, I would have a better job now.
(Nếu tôi đã học chăm chỉ hơn, bây giờ tôi đã có một công việc tốt hơn.)
2.6. Câu giả định với “It is time”
a/ Trái ngược với hiện tại: để yêu cầu/ đề nghị ai đó làm điều gì ở hiện tại (thực tế vẫn chưa làm)
- Cấu trúc: It’s time/ about time + S + V2/ed (Đã đến lúc ai phải làm gì đó)
Ví dụ: It’s time you concentrated on learning English
(Đã đến lúc bạn tập trung vào việc học tiếng Anh)
b/ Trái ngược với quá khứ: để yêu cầu/ đề nghị ai đó làm điều gì ở quá khứ (thực tế vẫn chưa làm)
- Cấu trúc: It was time/ about time + S + had + V3/ed (Đã đến lúc ai phải làm gì đó)
Ví dụ: It was time they had left for their office (Đã đến lúc họ phải rời đi đến văn phòng)
2.7. Câu giả định với như thể “As if, as though”
a/ Diễn đạt hành động không có thật ở hiện tại
- Cấu trúc: As if/ As though + S + V2/ed
Ví dụ: He isn’t my father. He is talking as if he were my father
(Ông ấy không phải là cha tôi. Ông ấy nói chuyện như thể ông ấy là cha tôi vậy)
b/ Diễn đạt hành động không có thật ở quá khứ
- Cấu trúc: As if/ As though + S + had + V3/ed
Ví dụ: He talked as if he had gone to London (Anh ấy nói như thể anh ấy đã đi London rồi)
Các trạng từ chỉ mức độ như very, quite, almost, nearly, extremely… có thể thay đổi mức độ và cường độ của hành động hoặc tính chất trong câu giả định, giúp câu văn trở nên chính xác và chi tiết hơn. Để nắm rõ hơn về cách sử dụng các trạng từ này, hãy tham khảo bài viết “Trạng từ chỉ mức độ trong tiếng Anh (Adverbs of Degree) chi tiết nhất” để cải thiện khả năng diễn đạt của bạn trong tiếng Anh.
3. Cách nhận biết và lưu ý khi dùng câu giả định
Để nhận biết câu giả định trong tiếng Anh, bạn cần chú ý đến một số đặc điểm cấu trúc và ngữ nghĩa. Câu giả định thường được sử dụng để diễn tả tình huống không có thật, giả tưởng hoặc mong muốn ai làm gì đó. Dưới đây là các dấu hiệu giúp bạn nhận diện câu giả định:
- Cấu trúc should … that đi kèm các danh – động – tính từ mang tính giả định (chi tiết tại mục 2.1 của bài viết này)
- Có các từ như “wish, as if, as though, if only”
- Câu điều kiện loại 2,3 và hỗn hợp
Một số lưu ý khi sử dụng câu giả định với cấu trúc “should…. that”:
- Động từ trong mệnh đề giả định luôn là động từ nguyên thể
- Động từ trong mệnh đề giả định ở thể tiếp diễn sử dụng trong một số trường hợp đặc biệt, để nhấn mạnh điều gì đó
Ví dụ: It is important that a car be waiting when we arrived < vẫn có “be” trước Ving >
(Điều quan trọng là phải có xe đang đợi sẵn khi chúng tôi đến)
Ngoài ra, việc nắm vững các trạng từ trong tiếng Anh (Adverb) cũng rất quan trọng, vì chúng giúp bạn làm rõ nghĩa và mức độ của hành động trong câu giả định, từ đó cải thiện khả năng giao tiếp và viết chính xác hơn.
Bạn có thể tham khảo thêm bài viết “Các trạng từ trong tiếng Anh (Adverb) chi tiết nhất” để hiểu rõ hơn về cách áp dụng trạng từ trong các tình huống giao tiếp.
4. Phân biệt câu giả định và các loại câu khác
4.1. Câu giả định với Câu điều kiện
Câu giả định với Câu điều kiện đều có thể diễn tả các tình huống không có thật hoặc giả tưởng. Tuy nhiên, mục đích và cấu trúc của chúng khác nhau.
- Câu giả định: diễn tả một ước muốn, yêu cầu, sự kỳ vọng hoặc điều không có thật trong hiện tại hoặc quá khứ.
- Câu điều kiện: diễn tả một tình huống (không nhất thiết là ước muốn, yêu cầu, sự kỳ vọng) có thể xảy ra (loại 1) hoặc không có thật trong hiện tại hoặc quá khứ (loại 2 và loại 3).
4.2. Câu giả định với Câu mệnh lệnh
Câu mệnh lệnh dùng để đưa ra chỉ dẫn hoặc yêu cầu một hành động, trong khi câu giả định diễn tả những điều ước, yêu cầu không thực tế hoặc tình huống giả tưởng.
- Câu giả định: diễn tả điều không có thật, mong muốn, cầu khiến, không có ý ra lệnh
Ví dụ: I suggest that she study harder. (Tôi gợi ý rằng cô ấy học chăm chỉ hơn.)
- Câu mệnh lệnh: Ra lệnh, chỉ dẫn hoặc yêu cầu hành động trực tiếp.
Ví dụ: Study harder! (Học chăm chỉ hơn!)
5. Bài tập thực hành
Bài tập: Điền dạng đúng của động từ ở thể giả định vào chỗ trống
- He suggested that I _________ ready by eight o’clock. (be)
- We request that she _________ the window. (open)
- They demanded that he _________ the room. (leave)
- I will ask that she _____________ me. (accompany)
- They recommended that he _________ to Bermuda. (fly)
- The request that we ______ ready to leave at six is a nuisance. (be)
- The recommendation that she ______ a holiday was carried out. (take)
- It is necessary that you _________ able to come with us. (be)
- They asked that we _________ standing. (remain)
- The requirement that he _________ work will be hard to meet. (find)
- It is important that he _________ everything he can. (learn)
- The demand that she __________ the report has been carried out. (complete)
- I would not have got lost if I ____________ the map. (study)
- __________ he __________ at home, we would have visited him. (be)
- We would have invited him if we ___________ he would come. (think)
- He would have applied for the job if he ___________ the advertisement. (see)
- We would not have ordered tea, __________ we __________ how late it was. (know)
- __________ it not __________, they would have held the party in the park. (rain)
- We would have agreed with you if we ___________ what you meant. (understand)
- If you ___________ salt on the steps, they would not have been so slippery. (put)
- __________ he __________ to us, we would have known when to expect him. (write)
- If he ___________ to take the course, he would have had to work hard. (choose)
- If he ________ rich, he would travel. (be)
- _________ I not anxious to meet him, I would stay at home. (be)
- He would have more free time if he ______ not _________ so hard. (work)
- If I _________ a car, I would visit Cape Breton. (have)
- We would take the bus if it _________ to snow. (begin)
- If you _________ him, you would surely recognize him. (see)
- I would not confide in him if I _______ not _________ him. (trust)
- If we _______ not _________ time, we would let you know. (have)
Đáp án:
- be
- open
- leave
- accompany
- fly
- be
- take
- be
- remain
- find
- learn
- complete
- had studied
- Had, been
- had thought
- had seen
- had known
- Had, rained
- had understood
- had put
- Had, written
- had chosen
- were
- were
- did not work
- had
- began
- saw
- did not trust
- had, had
Kết luận:
Câu giả định (Subjunctive) là một phần quan trọng trong ngữ pháp tiếng Anh, giúp chúng ta diễn đạt những tình huống không có thật hoặc không thể xảy ra. Khi hiểu rõ cấu trúc và cách sử dụng câu giả định, bạn sẽ giao tiếp và làm bài thi hiệu quả hơn, đồng thời tránh được các lỗi ngữ pháp thường gặp. Nếu bạn đang chưa rõ trình độ tiếng Anh của mình ở đâu, đăng ký ngay tại bài viết này để nhận bài kiểm tra miễn phí và lộ trình học bài bản từ YOLA.
Nguồn tham khảo: English Test Online
Xem thêm:
– Danh từ ghép
– Tính từ ghép (Compound Adjectives) và cách sử dụng trong câu tiếng Anh