Phương pháp STEAM là gì, có những lợi ích nào? Trẻ mầm non liệu đã đủ tuổi để theo học phương pháp STEAM? Liệu có cần thiết khi tích hợp phương pháp STEAM vào khóa học tiếng Anh cho trẻ từ 3 tuổi? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết sau đây, kèm theo các hoạt động khi trẻ học STEAM trong thực tế, đảm bảo cung cấp cái nhìn toàn diện cho phụ huynh.
STEAM là gì?
Tên gọi STEAM là viết tắt của 05 lĩnh vực: Science (Khoa Học), Technology (Công nghệ) Engineering (Kỹ thuật), Arts (Nghệ thuật) và Mathematics (Toán học).
Từ chính tên gọi này, chúng ta có thể hiểu một cách khái quát rằng phương pháp STEAM là một phương pháp giảng dạy toàn diện, có tính liên ngành, kết hợp giữa Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Nghệ thuật và Toán học. Phương pháp này tận dụng sự liên kết của 05 lĩnh vực trên để thúc đẩy học sinh phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề, gia tăng tính hợp tác và tư duy phản biện sắc bén.
Cụ thể hơn, STEAM trang bị kiến thức lẫn cơ hội thực hành cho học sinh nhằm giúp các em có nền tảng Khoa học và Toán học song song với khả năng ứng dụng Công nghệ hoặc Kỹ thuật vào các thiết kế mang tính sáng tạo hoặc cách tiếp cận mới mẻ để giải quyết các vấn đề thực tiễn.
Hiện nay, tại Việt Nam, phương pháp STEAM được ứng dụng phổ biến trong các trường học tư thục, trường quốc tế, khóa học sử dụng giáo trình quốc tế như Khoá Tiếng Anh Và Kỹ Năng Học Cho Trẻ Mầm Non tại YOLA. Khóa học sử dụng giáo trình được biên soạn bởi đội ngũ CURIOO toàn cầu, được giảng dạy tại 12 quốc gia trên toàn thế giới, và đặc biệt ứng dụng phương pháp STEAM một cách bài bản. Xem đến cuối bài để khám phá các hoạt động thú vị của khóa học này!
STEM và STEAM khác nhau như thế nào?
Không ít phụ huynh đã từng nghe qua khái niệm STEM, vậy STEM là gì? Sự khác biệt giữa STEM và STEAM là gì? Cùng YOLA tìm hiểu nhé,
Phương pháp STEM:
STEM là tên viết tắt của 04 lĩnh vực: Science (Khoa Học), Technology (Công nghệ) Engineering (Kỹ thuật) và Mathematics (Toán học).
Đây là phương pháp giảng dạy tích hợp 4 lĩnh vực trên, cung cấp cho học sinh kiến thức gắn liền với việc ứng dụng chúng vào thực tiễn, từ đó giúp trẻ có cơ hội thực hành những lý thuyết được học, mở ra góc nhìn và tư duy đa chiều về sự vật, hiệu tượng thông qua trải nghiệm mắt thấy, tai nghe, tay làm.
Trích định nghĩa của bộ GD-ĐT trong văn bản 3089 về triển khai STEM: “Nội dung bài học theo chủ đề STEM gắn với việc giải quyết tương đối trọn vẹn một vấn đề, trong đó học sinh được tổ chức tham gia học tập một cách tích cực, chủ động và biết vận dụng kiến thức vừa học để giải quyết vấn đề đặt ra; thông qua đó góp phần hình thành phẩm chất năng lực cho học sinh”.
Sự khác biệt giữa STEM và STEAM
Từ các định nghĩa trên, chúng ta dễ dàng thấy được STEAM chính là phương pháp giảng dạy các môn học STEM, kết hợp thêm lĩnh lực Arts (Nghệ thuật) nhằm tăng tính sáng tạo, tính thẩm mỹ cho học sinh.
Phương pháp STEM có nguồn gốc từ Hoa Kỳ từ khoảng những năm 90, sau đó nhờ mục đích cực kỳ thiết thực trong giáo dục mà dần dần đến những năm 2000, phương pháp này trở nên phổ biến tại các nước phát triển như Anh, Pháp, Úc, Nhật, Hàn Quốc,… Đến năm 2011, yếu tố Arts (Nghệ thuật) được thêm vào, lan tỏa và áp dụng rộng rãi hơn.
Về cơ bản, hai phương pháp này là giống nhau về mục đích. Song điểm khác biệt duy nhất giữa hai phương pháp này là lĩnh vực Arts (Nghệ thuật). Chữ A – “Arts” (Nghệ thuật) trong STEAM đại diện cho nghệ thuật thị giác, nghiên cứu xã hội, lịch sử, thể chất, mỹ thuật và âm nhạc. (*) Vai trò của Nghệ thuật chính là giúp học sinh nâng cao khả năng sáng tạo, có tính duy mỹ, cảm quan về thẩm mỹ tốt hơn, học tập trực quan tốt hơn. Nghệ thuật được thêm vào giúp cho sự liên kết giữa các môn Khoa học, Công nghệ, Kỹ Thuật, Toán học trở nên mạnh mẽ hơn, tính ứng dụng thực tế cao hơn. Một ví dụ kinh điển về yếu tố nghệ thuật trong thế ký 21 chính sự tiến bộ vượt trội về mặt thiết kế của các dòng xe, điện thoại,… đã tạo nên xu hướng mới, thậm chí định hướng người tiêu dùng trong việc lựa chọn và ra quyết định mua hàng.
(*) Nguồn: https://csdlkhoahoc.hueuni.edu.vn/data/2021/11/21_047__Vai_tro_nghe_thuat_PPGD_STEAM_PBL2.pdf
Lợi ích của phương pháp STEAM cho trẻ mầm non
Thoạt nghe qua phương pháp STEAM, ắt hẳn sẽ có một số phụ huynh nghĩ rằng phương pháp này chỉ áp dụng cho các cấp học lớn hơn mà không hề hay biết rằng, phương pháp STEAM chính là một trong những lựa chọn giáo dục rất tốt cho trẻ trong những năm đầu đời. Cùng điểm qua những lợi ích tuyệt vời của phương pháp STEAM cho trẻ mầm non:
- Tăng khả năng ghi nhớ nhờ trải nghiệm thực tế:
Không giống như phương pháp giáo dục truyền thống, các bài học, dự án trong phương pháp STEAM gắn liền lý thuyết với thực hành, nghĩa là trẻ có cơ hội bắt tay vào làm, vừa học vừa chơi, từ đó trẻ hiểu được tường tận nguồn gốc của lý thuyết vừa được học, giúp tăng khả năng ghi nhớ một cách đáng kể.
- Hình thành bộ kỹ năng học tập quan trọng:
Bộ kỹ năng đó bao gồm: Tư duy phản biện, giải quyết vấn đề và làm việc nhóm. Để đặt nền móng cho bộ kỹ năng này, khi hướng dẫn thực hành một thí nghiệm hay dự án, giáo viên luôn đưa ra câu hỏi nhằm khuyến khích trẻ suy nghĩ, phân tích, đánh giá. Sau khi thực hành, trẻ tự mình kiểm chứng, rút ra kết luận, kết nối chúng với những dữ liệu ban đầu để đưa ra câu trả lời. Trong quá trình đó, trẻ được phối hợp làm và trao đổi cùng bạn bè, là cơ hội cho trẻ giao tiếp, kết nối và lắng nghe mọi người xung quanh tốt hơn.
- Hiểu bản thân hơn và phát huy sự sáng tạo:
Chính sự kết hợp của 5 lĩnh vực trong 1 phương pháp mà STEAM giúp trẻ được tiếp xúc đa môn, đa kiến thức, được mắt thấy, tai nghe, tay làm để từ đó tìm ra lĩnh vực mình yêu thích một cách tự nhiên. Đồng thời, hiểu bản thân còn là tự nhận ra khuyết điểm hoặc điểm chưa tự tin. Đồng thời, trẻ phải vận dụng mọi giác quan, khối óc để gắn kết kiến thức đã học vào thực tế, tìm ra những cách làm mới hơn, được thỏa sức bay bổng trong sự sáng tạo của chính mình. Việc học qua thực hành thực sự tác động mạnh mẽ đến ý thức của trẻ hơn chúng ta nghĩ.
- Yêu thích học tập nhờ gắn liền với cảm xúc tích cực:
Phương pháp STEAM mang lại một không khí tích cực, sôi nổi, có tính vận động, kết nối trong lớp học, đồng thời tính chất thử nghiệm, thí nghiệm, thực hành,… khiến cho việc học trở nên thú vị hơn, sinh động và trực quan hơn. Trẻ được vui cười, được khám phá, được “tắm mình” trong sự sáng tạo, không giới hạn trong môt khuôn mẫu nào. Từ đó, việc học và cảm xúc tích cực gắn liền với nhau, hình thành nên tình yêu học tập một cách tự nhiên, đặt nền tảng và tạo động lực về lâu dài để trẻ đạt kết quả cao hơn.
Đặc điểm của phương pháp STEAM trong giáo dục mầm non
Một điều tuyệt vời của phương pháp STEAM chính là sự ứng dụng linh hoạt ở mọi độ tuổi, mọi cấp độ học từ Mầm non đến Đại học. Tuỳ vào đặc trưng tính cách, thế chất, sự phát biển của mỗi độ tuổi cũng như mục tiêu học tập mà phương pháp STEAM sẽ mang những đặc điểm nhất định.
Đối với học sinh
Khi áp dụng phương pháp STEAM cho trẻ mầm non, cần tập trung vào quá trình hơn là kết quả. Cần niềm vui và trải nghiệm hơn sự hoàn hảo hay điểm số. Các hoạt động thí nghiệm, dự án cần đơn giản, gần gũi, trực quan và an toàn để trẻ có thể tự tay mình trải nghiệm. Các bài học STEAM dành cho trẻ mầm non không cần nặng về lý thuyết mà cần ngắn gọn và cụ thể về những sự vật, hiện tượng xung quanh, nhằm khơi dậy sự tò mò, hứng thú cho trẻ, từ đó trẻ tự mình tham gia đóng góp ý kiến, bày tỏ suy nghĩ. Mục tiêu của phương pháp STEAM trong giáo dục mầm non chính là định hướng học tập và xây dựng tình yêu học tập.
Đối với giáo viên
STEAM trong giáo dục mầm non sẽ yêu cầu giáo viên vào vai một người hướng dẫn nhiều hơn. Cụ thể, giáo viên là người tổ chức, khích lệ và tạo môi trường cho trẻ được thực hành một cách tự tin nhất. Lượng kiến thức mà giáo viên truyền đạt không yêu cầu quá phức tạp, mà cần kết hợp đầy đủ các môn STEAM. Song song đó là sự quan sát kỹ càng trong quá trình trẻ thực hiện để kịp thời giúp đỡ, hỗ trợ khi trẻ gặp khó khăn (giúp trẻ chia nhỏ nhiệm vụ để giảm độ phức tạp) hoặc khi trẻ hoàn thành sớm, giáo viên có thể đặt ra thử thách khiến trẻ thích thú và vận dụng tư duy nhiều hơn.
Cách ứng dụng STEAM vào giáo dục mầm non
Ứng dụng STEAM vào học tập nói chung và học tiếng Anh cho trẻ mầm non nói riêng đều có những điểm chung mà ba mẹ cần tìm hiểu. Sau đây là các cách ứng dụng STEAM phố biến nhất mà chính YOLA cũng đang áp dụng cho khoá tiếng Anh cho trẻ mầm non:
Học STEAM qua các hoạt động sáng tạo:
Trẻ mầm non cực kỳ nhạy bén với màu sắc, âm thanh, hình ảnh. Việc lồng ghép STEAM vào các hoạt động sáng tạo là một cách tuyệt vời để trẻ được học STEAM một cách tự nhiên và hiệu quả nhất. Sau đây là một vài ví dụ về các hoạt động trong lớp học YOLA giúp trẻ mầm non làm quen tiếng Anh và gia tăng trải nghiệm nhờ phương pháp STEAM:
- Khoa học: Tìm hiểu, đánh giá và phân tích về nhiều loại vật liệu, so sánh về hình dạng, kích thước, thể tích
- Công nghệ: Làm quen và sử dụng các chức năng cơ bản của máy tính
- Kỹ thuật: Thiết kế và làm đèn treo, làm quen về điêu khắc, sự đối xứng trong tranh. Sáng tạo tranh chân dung từ nhiều vật liệu khác nhau
- Nghệ thuật: Làm quen và luyện tập với các kỹ năng sáng tạo cơ bản như: cắt, dán, tô màu, sử dụng tay để điều chỉnh tỉ lệ và độ tương phản
- Toán học: Phát triển tư duy số học, phát triển tư duy logic, kỹ năng quan sát, tiếp nhận và phản hồi thông tin
Sự đa dạng hoạt động trong lớp học tiếng Anh tại YOLA giúp dẫn dắt trẻ mầm non vào buổi học một cách tự nhiên, có hứng thú và hợp tác với giáo viên, sau đó làm quen tiếng Anh, tăng vốn từ vựng, bắt đầu giao tiếp và hình thành phản xạ giao tiếp tiếng Anh như trẻ em bản xứ. Phương pháp STEAM giúp cho việc học ngôn ngữ trở nên thú vị và mở rộng hiểu biết cho trẻ
Ứng dụng qua dự án thực tế:
Các dự án vừa sức với trẻ mầm non có thể kể đến như trồng cây, xây cầu bắc qua sông bằng que kem, làm thuyền bằng các vật liệu khác nhau và thử nghiệm trên mặt nước,…
Đối với YOLA, học thông qua các dự án tập cho trẻ mầm non làm quen với việc làm việc nhóm, hợp tác, giải quyết vấn đề, đánh giá, kỹ năng trình bày.
Dự án đầu tay của trẻ mầm non tại lớp học tiếng Anh YOLA chính là dự án Grow A Character (Trồng nên một nhân vật), tại đó các con được:
- Hướng dẫn về cách trồng cây trong ly giấy: Đổ đất, gieo hạt, tưới nước
- Sáng tạo nhân vật con thích: Tô màu cho ly giá, gắn mắt, vẽ mũi, miệng, tay chân tuỳ ý thích
- Trải nghiệm chăm sóc cây mỗi ngày: Đếm số ngày, tưới nước, xới đất
- Quan sát sự lớn lên của cây, tự đánh giá, rút kinh nghiệm về chính trải nghiệm thực tế: Cây mọc chậm vì thiếu/thừa nước, cây héo nhanh vì thiếu ánh sáng…
Đây là dự án kết hợp đầy đủ các môn học trong STEAM đồng thời giúp trẻ tăng thêm vốn từ vựng về chủ đề cây trồng, học cách làm việc nhóm, ghi nhớ từ vựng và tăng hứng thú đi học nhờ hành động chăm sóc cây lặp đi lặp lại. Có thể nói phương pháp STEAM khi ứng dụng trong lớp học tiếng Anh cho trẻ mầm non là sự kết hợp ăn ý tuyệt vời.
Kết luận:
Bắt kịp với giáo dục thế giới, ngày nay rất nhiều trường học, trung tâm giáo dục đã thiết kế và ứng dụng phương pháp STEAM một cách khoa học, bài bản và hiệu quả. Đặc biệt khi vừa được học ngôn ngữ và tiếp cận phương pháp STEAM tại YOLA, trẻ mầm non được phát huy tối đa kỹ năng và kiến thức, tự tin sẵn sàng vào lớp 1.