Hotline: 028 6285 8080
Chưa phân loại

18/11/2024

16:47

|

12 cách giúp trẻ tập trung khi học đạt điểm cao [MỚI NHẤT]

Sự tập trung là chìa khóa quan trọng để trẻ học tập hiệu quả và phát triển tư duy vượt bậc. Khi trẻ giữ được sự tập trung, khả năng tiếp thu kiến thức, ghi nhớ và tư duy phản biện cũng sẽ được nâng cao, từ đó giúp trẻ tiến bộ rõ rệt trong học tập. Tuy nhiên, ngày nay, môi trường sống với nhiều yếu tố gây xao lãng dễ khiến trẻ mất tập trung và khó duy trì hứng thú trong quá trình học tập. Đối với nhiều trẻ, khoảng chú ý thường ngắn, khiến các em dễ dàng bị phân tâm bởi những tác động xung quanh. Chính vì thế, bài viết này sẽ cung cấp cho các bậc phụ huynh 12 phương pháp hiệu quả nhằm tăng cường khả năng tập trung của trẻ, hỗ trợ trẻ học tốt hơn, tự tin hơn và đạt kết quả cao trong học tập.

Tại sao sự tập trung lại quan trọng đối với trẻ em?

Trẻ em có khả năng tập trung thường ghi nhớ kiến thức tốt hơn, tiếp thu các khái niệm mới nhanh chóng và hiểu sâu thông tin nhận được. Sự tập trung là chìa khóa trong quá trình học tập và phát triển.
Khi tập trung vào một vấn đề cụ thể, trẻ có khả năng đánh giá tình huống và tìm ra giải pháp hiệu quả hơn. Khả năng này là nền tảng cho nhiều môn học, đặc biệt là trong các lĩnh vực như toán học và khoa học. Không chỉ trong học tập, sự tập trung còn góp phần quan trọng vào sự phát triển toàn diện của trẻ.

1.1 Khả năng tập trung của trẻ theo độ tuổi

Hiểu rõ khả năng tập trung trung bình theo từng độ tuổi giúp phụ huynh thiết lập thời gian học tập phù hợp với trẻ, tránh áp lực không cần thiết. Dưới đây là khoảng thời gian tập trung trung bình của trẻ ở các độ tuổi khác nhau:
2 tuổi: 4-6 phút
3 tuổi: 6-8 phút
4 tuổi: 8-12 phút
5-6 tuổi: 12-18 phút
7-8 tuổi: 16-24 phút
9-10 tuổi: 20-30 phút
11-12 tuổi: 25-35 phút
13-15 tuổi: 30-40 phút
16+ tuổi: 32-50+ phút

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị mất tập trung 

Để giúp con mình học tập tốt hơn, chúng ta cần phải biết cách nhận biết những dấu hiệu cho thấy con đang mất tập trung. Khi hiểu rõ những dấu hiệu này, chúng ta sẽ có cách hỗ trợ con kịp thời và hiệu quả hơn:
       – Trẻ dễ dàng bị xao nhãng: Thay vì ngồi làm bài tập, trẻ có thể bắt đầu nghịch bút, hoặc biến tờ giấy gần đó thành đồ chơi. Trẻ dễ chuyển sang các hoạt động khác mà không hoàn thành nhiệm vụ ban đầu.
       – Trẻ bị phân tâm bởi mọi thứ xung quanh: Chỉ cần ai đó đi qua lớp học, nghe thấy tiếng động bên ngoài hoặc ngay cả một suy nghĩ thoáng qua cũng đủ để làm trẻ mất tập trung. Những điều này khiến trẻ không thể chú ý vào nhiệm vụ đang làm.
       – Trẻ dễ “đắm chìm” trong nhiều suy nghĩ lan man: Thay vì tập trung vào bài học, trẻ có khả năng nghĩ về nhiều vấn đề cùng một lúc. Khiến trẻ bị phân tâm, khó có thể tiếp thu kiến thức.
       – Trẻ dễ mất tập trung bởi những chi tiết nhỏ nhất: Chỉ cần một điều nhỏ nhặt thu hút ánh mắt của trẻ, trẻ sẽ ngay lập tức bị cuốn hút.
       – Trẻ khó hoàn thành bài tập về nhà: Trẻ thường trì hoãn bài tập. Trẻ không thể giải thích tại sao mình không hoàn thành được nhiệm vụ. Đây cũng là những biểu hiện của trẻ mất tập trung.
       – Trẻ gặp khó khăn trong việc ghi nhớ: Khi trẻ mất tập trung, trẻ sẽ gặp khó khăn trong việc ghi nhớ. Bố mẹ có thể nhận thấy trẻ không ghi nhớ lâu những bài học đã từng học qua.

H2: Nguyên nhân khiến trẻ mất tập trung 

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến việc trẻ khó tập trung, và hiểu rõ những nguyên nhân này sẽ giúp phụ huynh có cách can thiệp phù hợp. Dưới đây là các lý do phổ biến khiến trẻ mất tập trung:

  • Nhiệm vụ quá khó: Nếu bài tập hoặc nhiệm vụ quá khó đối với trẻ, trẻ sẽ không thể tập trung tốt. Khi gặp thử thách vượt quá khả năng, trẻ dễ cảm thấy nản chí và mất hứng thú.
  • Nhiều yếu tố gây xao lãng xung quanh: Trẻ em thường rất tò mò và ít khi chịu ngồi yên một chỗ. Chỉ cần một tiếng ồn từ TV, radio, hoặc những hoạt động diễn ra bên ngoài cửa sổ cũng có thể khiến trẻ mất tập trung.
  • Muốn thu hút sự chú ý từ cha mẹ: Một số trẻ có thể thể hiện hành vi tiêu cực để thu hút sự chú ý của cha mẹ. Bằng cách lơ là nhiệm vụ hoặc không tập trung vào công việc, trẻ có thể hy vọng nhận được sự quan tâm mà mình mong muốn.
  • Chế độ dinh dưỡng không hợp lý: Chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng hoặc bỏ bữa sáng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây giảm khả năng tập trung. Bữa sáng đầy đủ dinh dưỡng rất quan trọng để giúp trẻ khởi đầu ngày mới hiệu quả.
  • Thiếu ngủ: Trẻ cần ngủ đủ từ 8 đến 12 giờ mỗi đêm để có sức khỏe tốt. Nếu thiếu ngủ, trẻ sẽ khó duy trì sự tập trung vào các hoạt động hàng ngày.
  • Vấn đề cá nhân: Những vấn đề trong gia đình hoặc cuộc sống cá nhân có thể ảnh hưởng đến tâm lý và khả năng tập trung của trẻ. Nếu có những xáo trộn trong gia đình, trẻ thường sẽ cảm thấy lo lắng gây nên hiện tượng trẻ mất tập trung.
  • Thiếu động lực hoặc không hứng thú: Trẻ không có hứng thú hoặc động lực với một hoạt động nào đó sẽ khó lòng tập trung vào nó. Điều này đặc biệt phổ biến ở những trẻ có năng lực cao nhưng thiếu hứng thú với nhiệm vụ được giao.
  • Thiếu vận động thể chất: Không được tham gia các hoạt động thể chất đủ, trẻ dễ trở nên lười biếng và uể oải, điều này cũng khiến khả năng tập trung của trẻ giảm sút.
  • Phong cách học không phù hợp: Không phải trẻ nào cũng học theo cách giống nhau. Một số trẻ học tốt hơn qua đọc và viết, trong khi một số khác lại cần trải nghiệm thực tế. Phương pháp học không phù hợp dễ khiến trẻ mất tập trung.
  • Vấn đề tổ chức không gian học tập: Nếu không gian học tập của trẻ hoặc tài liệu không được sắp xếp gọn gàng, trẻ sẽ tốn thời gian tìm kiếm tài liệu cần thiết thay vì tập trung vào bài học từ đó khiến trẻ mất tập trung.

12 cách giúp trẻ tập trung khi học 

3.1 Tạo môi trường học tập

Một không gian học tập gọn gàng, yên tĩnh và đủ ánh sáng giúp trẻ tập trung tốt hơn. Hãy đảm bảo rằng góc học tập của trẻ không bị phân tâm bởi tiếng ồn hoặc các yếu tố gây xao lãng khác như điện thoại, TV. Trẻ sẽ dễ dàng tập trung hơn nếu có một góc học tập riêng trong nhà. Nơi học tập cố định sẽ tạo thói quen cho não bộ chuyển sang “chế độ học” khi đến đó.

3.2 Thiết lập thời gian học đều đặn

Để giúp trẻ tăng cường trí nhớ và khả năng tập trung, việc có một lịch học cố định là rất quan trọng. Khi học đúng giờ, não bộ sẽ dần quen với việc phải hoạt động hiệu quả vào khoảng thời gian đó. Thói quen này còn giúp trẻ dễ dàng sắp xếp các hoạt động khác trong ngày và đảm bảo có đủ thời gian nghỉ ngơi.

3.3 Chia thời gian học từng khoản

Phương pháp Pomodoro là một cách hiệu quả để giúp trẻ duy trì sự tập trung bằng cách học trong khoảng thời gian ngắn (khoảng 25 phút), sau đó nghỉ ngắn (khoảng 5 phút). Bằng phương pháp đơn giản này sẽ giúp trẻ tập trung một cách hiệu quả.

3.4 Khuyến khích vận động thể chất 

Vận động thể chất đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện khả năng tập trung và sự phát triển toàn diện của trẻ. Theo các nghiên cứu khoa học, hoạt động thể chất giúp cải thiện tuần hoàn máu lên não, từ đó tăng cường chức năng não bộ, bao gồm khả năng chú ý và ghi nhớ. Thể dục không chỉ giúp trẻ giải tỏa căng thẳng mà còn giúp sản sinh các hormone như endorphin, làm trẻ cảm thấy vui vẻ, sảng khoái, từ đó giúp trẻ tập trung hơn trong các hoạt động học tập.

3.5 Ưu tiên giấc ngủ và dinh dưỡng

Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ. Đảm bảo trẻ ăn uống đủ chất, đặc biệt là protein và rau xanh mỗi ngày, có thể cải thiện khả năng tập trung. Bữa sáng là bữa ăn không thể thiếu, vì nó cung cấp năng lượng cho cả ngày.

3.6 Sử dụng phần thưởng và khuyến khích tích cực

Sử dụng phần thưởng và lời khen ngợi là một phương pháp hiệu quả để khuyến khích trẻ tập trung và học tập tốt hơn. Khi trẻ nhận được phần thưởng hoặc lời khen sau khi hoàn thành một nhiệm vụ. Điều này có thể khiến trẻ cảm thấy tự tin hơn, hào hứng hơn, và sẵn sàng nỗ lực để đạt được những thành tích mới.

Để sử dụng phương pháp này hiệu quả, phần thưởng không cần phải là những món quà lớn hay vật chất, mà có thể là những lời khen ngợi đơn giản nhưng chân thành, như “Con đã làm rất tốt!” hoặc “Bố mẹ rất tự hào về con!” Ngoài ra, bố mẹ có thể thiết lập một hệ thống phần thưởng nhỏ, như cho phép trẻ chọn một trò chơi yêu thích sau khi hoàn thành bài tập, hoặc tổ chức những buổi vui chơi cuối tuần nếu trẻ đã đạt được các mục tiêu trong tuần.

Hạn chế các yếu tố gây xao lãng khi bé học

Đảm bảo rằng khi học, trẻ không bị làm phiền bởi những yếu tố như tiếng điện thoại, âm thanh từ TV hay các trò chơi điện tử. Giữ không gian học tập tĩnh lặng và ngăn nắp giúp trẻ tập trung tốt hơn. Trẻ khó tập trung nếu môi trường xung quanh quá ồn ào. Ví dụ, việc mở chương trình yêu thích của trẻ trong khi trẻ đang học có thể gây xao lãng. Hãy cố gắng giữ không gian yên tĩnh khi trẻ học, và nếu có thể, bật nhạc nền nhẹ nhàng hoặc tiếng ồn trắng để giúp trẻ tập trung tốt hơn.

Kết hợp nghỉ ngơi thư giãn và giải trí

Não bộ của trẻ cần những khoảng nghỉ ngắn để có thể hoạt động hiệu quả hơn. Hãy cho trẻ nghỉ ngơi khi thấy chúng bắt đầu lơ là. Trong thời gian nghỉ, trẻ có thể vận động hoặc làm các hoạt động nhẹ nhàng để tái tạo năng lượng.

Việc kết hợp giữa học tập và thời gian nghỉ ngơi, giải trí là rất quan trọng để giúp trẻ giảm bớt căng thẳng, duy trì sự tập trung và cải thiện hiệu suất học tập. Thay vì bắt trẻ ngồi học liên tục trong thời gian dài, hãy dành những khoảng nghỉ ngắn và định kỳ để trẻ thư giãn. Các hoạt động giải trí nhẹ nhàng như đọc sách, vẽ tranh, hoặc chơi một trò chơi vận động đơn giản sẽ giúp trẻ cân bằng năng lượng, tái tạo tinh thần và trở lại học tập với tâm trạng sảng khoái hơn.

Ngoài ra, bố mẹ cũng nên tạo điều kiện cho trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời vào cuối tuần, điều này không chỉ giúp trẻ giải tỏa căng thẳng mà còn rèn luyện sức khỏe và sự linh hoạt. Một lịch trình học tập cân bằng giữa nghỉ ngơi và học sẽ giúp trẻ duy trì sự hứng thú và đạt kết quả tốt hơn trong học tập.

Tập trung vào một nhiệm vụ duy nhất

Khuyến khích trẻ chỉ tập trung vào một nhiệm vụ tại một thời điểm là một trong những phương pháp hiệu quả để nâng cao khả năng chú ý và năng suất học tập của trẻ. Khi trẻ dồn hết tâm trí vào một công việc duy nhất, khả năng ghi nhớ và hiểu sâu vấn đề sẽ được cải thiện, đồng thời trẻ cũng giảm thiểu nguy cơ phân tâm do phải chuyển đổi liên tục giữa nhiều nhiệm vụ khác nhau.
Phương pháp này không chỉ giúp trẻ phát triển khả năng tập trung cao độ mà còn rèn luyện tính kỷ luật, tư duy hệ thống và thói quen hoàn thành công việc đến cùng.
Để hỗ trợ trẻ thực hiện phương pháp này, bạn có thể cùng trẻ lập danh sách các nhiệm vụ theo thứ tự từ quan trọng đến ít quan trọng, khuyến khích trẻ hoàn thành từng nhiệm vụ một và tránh mọi sự phân tâm như điện thoại hay tivi trong quá trình học. Ngoài ra, khi một nhiệm vụ được hoàn thành, bạn có thể tạo cho trẻ cảm giác thành tựu bằng cách khen ngợi hoặc tặng một phần thưởng nhỏ để tăng động lực cho nhiệm vụ tiếp theo.
Việc rèn luyện thói quen tập trung vào một công việc duy nhất không chỉ giúp trẻ học tập hiệu quả hơn mà còn trang bị cho trẻ một kỹ năng thiết yếu trong cuộc sống – khả năng ưu tiên và hoàn thành công việc một cách có hệ thống và chất lượng.

Khuyến khích các phương pháp học tương tác

Phương pháp học tương tác không chỉ đơn giản là một công cụ để tăng tính thú vị trong học tập mà còn là một trong những cách tiếp cận hiệu quả nhất để kích thích sự chú ý và niềm đam mê học hỏi của trẻ. Khi trẻ được học qua các hoạt động như trò chơi, hình ảnh, video, và các câu chuyện, quá trình học tập trở nên sinh động, gần gũi hơn, và trẻ có thể kết nối tốt hơn với nội dung.

Dạy trẻ kỹ năng quản lý thời gian trong học tập

Việc dạy trẻ kỹ năng quản lý thời gian là một trong những yếu tố quan trọng giúp trẻ phát triển thói quen học tập hiệu quả và có tổ chức. Khi trẻ biết cách sắp xếp thời gian một cách hợp lý, không chỉ giúp trẻ tránh tình trạng quá tải mà còn cải thiện khả năng tập trung và hiệu suất học tập. Đây là một kỹ năng thiết yếu để trẻ tự tin hoàn thành tốt các nhiệm vụ và đạt được mục tiêu học tập dài hạn.

Sử dụng những bài tập tăng khả năng tập trung

Các bài tập rèn luyện sự tập trung là công cụ hữu hiệu để giúp trẻ phát triển khả năng chú ý và rèn luyện tư duy logic. Một số hoạt động như xếp hình, chơi cờ, hay các trò chơi trí tuệ như Sudoku, ghép tranh, hoặc đố vui đòi hỏi trẻ phải dành thời gian suy nghĩ và tập trung hoàn toàn vào nhiệm vụ trước mắt. Những bài tập này không chỉ giúp trẻ kéo dài thời gian tập trung mà còn kích thích tư duy phản biện, khả năng giải quyết vấn đề và sự kiên trì.

Ngoài ra, các trò chơi đơn giản như tìm điểm khác biệt, hoặc các bài tập theo dõi thị giác (như theo dõi hình di chuyển trên màn hình) cũng có thể là những lựa chọn tốt để cải thiện khả năng tập trung.
Khuyến khích trẻ thực hiện những bài tập này mỗi ngày, dù chỉ là 10-15 phút, sẽ tạo ra sự khác biệt lớn trong việc nâng cao khả năng tập trung và phát triển kỹ năng học tập tổng thể của trẻ.

 

Kết luận:
Sự tập trung là yếu tố then chốt giúp trẻ tiếp thu kiến thức nhanh chóng và đạt được thành tích tốt trong học tập. Với 12 phương pháp đơn giản mà hiệu quả được chia sẻ trong bài viết, hy vọng các bậc phụ huynh sẽ tìm thấy những gợi ý hữu ích để hỗ trợ bé yêu tăng cường khả năng tập trung, duy trì niềm hứng thú học tập và cải thiện kết quả học tập.
Quan trọng hơn cả, sự đồng hành và ủng hộ từ bố mẹ sẽ là động lực lớn nhất giúp trẻ tự tin và kiên trì hơn trong quá trình học tập. Với những phương pháp phù hợp và sự quan tâm từ gia đình, mỗi bước tiến nhỏ ngày hôm nay sẽ trở thành nền tảng vững chắc cho thành công trong tương lai của trẻ. Hãy bắt đầu áp dụng ngay những gợi ý này để mang đến những thay đổi tích cực và lâu dài cho thói quen học tập của bé yêu nhé!

Đừng bỏ lỡ
điều thú vị từ Yola

TRẢI NGHIỆM LỚP HỌC THỬ 0 ĐỒNG

Đăng ký học thử
Đăng Ký Yola International Program

"Sau khi xác thực, YOLA sẽ liên hệ quý khách để tư vấn chi tiết"