Hotline: 028 6285 8080
Tin tức

12/01/2021

15:09

Kinh nghiệm phỏng vấn tiếng Anh xin việc giúp chinh phục mọi nhà tuyển dụng

Bạn muốn được là thành viên của các tập đoàn đa quốc gia? Các cuộc phỏng vấn xin việc bằng tiếng Anh là điều khiến bạn lo lắng? Bài viết sau đây YOLA sẽ chia sẻ cho bạn những cách xử lý các câu hỏi hoàn hảo nhất để có cuộc phỏng vấn tiếng Anh ấn tượng với người tuyển dụng.

Xem thêm:

Những điều bạn cần lưu ý khi đi phỏng vấn tiếng Anh

Chuẩn bị trang phục phù hợp

Theo số liệu khảo sát cho thấy 70% nhà tuyển dụng không thích ứng viên phỏng vấn xin việc ăn mặc quá thời trang hay theo mốt và 65% cho rằng, trang phục có thể là nhân tố quyết định giữa việc lựa chọn 2 ứng viên tương đồng với nhau. Vì thế bạn cần chuẩn bị trang phục, gọn gàng, chỉn chu, lịch sự là phù hợp nhất.

Tránh mắc phải những lỗi gây mất thiện cảm

  • Giải thích quá nhiều về lý do nghỉ việc ở công ty trước.
  • Thiếu sự hài hước, nhiệt tình hay cá tính riêng của bản thân.
  • Không cho thấy đủ sự quan tâm hay nhiệt tình với công ty.
  • Tập trung quá nhiều vào mong muốn của bạn mà không nghĩ đến lợi ích của công ty.
  • Không chuẩn bị trước câu trả lời khi phỏng vấn gây ấp úng khi trả lời câu hỏi.
Hãy nắm vững những lưu ý để có cuộc phỏng vấn tốt nhất

Hãy nắm vững những lưu ý để có cuộc phỏng vấn tốt nhất

Lưu ý về cử chỉ

  • Không nên nghịch tóc hay vuốt mặt.
  • Khi phỏng vấn tiếng Anh nên giao tiếp bằng mắt với nhà tuyển dụng.
  • Không khoanh tay trước ngực. 
  • Luôn tỏ thái độ tự tin, không nên bồn chồn lo lắng.
  • Không sử dụng cử chỉ tay quá nhiều nếu không cần thiết.

Các câu hỏi phỏng vấn tiếng Anh xin việc thường gặp nhất

Câu hỏi giới thiệu về bản thân

Là một trong những câu hỏi phỏng vấn bằng tiếng Anh cơ bản không thể thiếu. Với những câu hỏi phỏng vấn tiếng Anh về giới thiệu bản thân, bạn nên trả lời một cách cởi mở các thông tin của mình. Tuy nhiên, bạn chỉ nên đưa ra những thông tin cần thiết, liên quan đến công việc trong câu trả lời của mình.

Ví dụ bạn sẽ gặp những câu hỏi như:

Tell me a little about yourself. – Hãy cho tôi biết một chút về bạn.

Can you introduce a little about yourself? – Bạn có thể giới thiệu một chút về mình không?

Khi đó, nếu bạn tên là Linh đang muốn ứng tuyển vào vị trí Marketing của công ty thì có thể trả lời như sau:

My name is Linh. I’m 24 years old and I live in Ha Noi. I have 3 years experience in Marketing. In my free time, I often watch movies, read books about Marketing and read news on the internet.

Dịch: Tên tôi là Linh. Tôi 24 tuổi và hiện đang sinh sống tại Hà Nội. Tôi có 3 năm kinh nghiệm ở mảng Marketing. Thời gian rảnh, tôi thường xem phim, đọc sách về Marketing và xem tin tức trên Internet.

Câu hỏi về điểm mạnh về bản thân

Đây cũng là một trong những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn tiếng Anh. Nếu bạn chưa đề cập đến điểm mạnh của bản thân trong phần giới thiệu ở trên thì nhà tuyển dụng cũng sẽ hỏi bạn bằng những câu hỏi như:

What are your strength/weakness? – Điểm mạnh/ điểm yếu của bạn là gì?

What do you think your biggest strength/weakness is? – Bạn nghĩ điểm mạnh/ điểm yếu lớn nhất của bạn là gì?

Đối với những câu hỏi này, bạn hãy kể ra một hay nhiều điểm mạnh nổi bật của bản thân và cũng không thể thiếu những điểm yếu của mình kèm cách khắc phục nhé. Chẳng hạn:

I believe my strongest trait is my attention to detail. This trait has helped me tremendously in this field of work.

Dịch: Tôi tin rằng điểm mạnh nhất của tôi là sự quan tâm của tôi đến từng chi tiết. Đặc trưng này đã giúp tôi rất nhiều trong lĩnh vực này.

Hay: 

I’m not really good at designing. However, currently, I’m taking a designing class to improve the skill. The class is expected to end in 1 month so my design skill will get better soon.

Dịch: Tôi không giỏi việc thiết kế cho lắm. Tuy nhiên gần đây tôi có học một lớp thiết kế để cải thiện kỹ năng này. Lớp học dự kiến sẽ kết thúc sau 1 tháng cho nên kỹ năng thiết kế của tôi sẽ sớm trở nên tốt hơn.

Lý do ứng tuyển công việc

Là một trong những câu hỏi phỏng vấn tiếng Anh xin việc không thể thiếu, lý do ứng tuyển công việc góp phần quyết định bạn có được nhà tuyển dụng chọn hay không. Để có câu trả lời tốt nhất, bạn nên thể hiện cho nhà tuyển dụng những điểm mạnh nổi bật của bản thân. Bên cạnh đó, bạn sẽ cho họ thấy vì sao mình hợp với vị trí đó và quyết tâm của bản thân khi ứng tuyển vào nhân sự của công ty.

Ví dụ khi bạn ứng tuyển vào một công ty thực phẩm, và nhà tuyển dụng sẽ đưa ra câu hỏi:

What do you know about our company? – Bạn biết gì về công ty của chúng tôi?

Thì bạn có thể trả lời như sau:

I have considerable experience in Marketing. I can easily adapt to changes and I am willing to learn. Besides, I have always wanted to work in the field of F&B (Food & Beverage) and spent so much time reading about this industry. With my knowledge and enthusiasm, I think I can do well in this position.

Dịch: Tôi có rất nhiều kinh nghiệm trong ngành Marketing. Tôi có thể dễ dàng thích nghi với thay đổi mới và tôi sẵn sàng học hỏi. Ngoài ra, tôi đã luôn muốn làm trong lĩnh vực Thực phẩm và Đồ uống, tôi đã dành rất nhiều thời gian đọc về ngành này. Với sự hiểu biết cùng lòng nhiệt thành của mình, tôi nghĩ mình có thể làm tốt ở vị trí này.

Hãy suy nghĩ kỹ trước khi đưa ra câu trả lời cho cuộc phỏng vấn tiếng Anh

Hãy suy nghĩ kỹ trước khi đưa ra câu trả lời cho cuộc phỏng vấn tiếng Anh

Câu hỏi kiểm tra độ hiểu biết của bạn về công ty

Với câu hỏi này, bạn hãy cố gắng kể ra càng nhiều điều bạn biết càng tốt, vì điều đó sẽ thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy được bạn đã có sự chuẩn bị và thực sự muốn có vị trí này.

Ví dụ:

I understand that X is one of the most popular companies in the country. Everyone has at least one of your products in their houses and it shows me that X plays an essential role in our life. That’s what I really admire and I hope that by joining the company I can create the same value.

Dịch: Tôi biết rằng X là một trong những công ty nổi tiếng nhất trong nước. Tất cả mọi người đều có ít nhất một sản phẩm của X trong nhà mình và điều này cho tôi thấy được X có vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Đó là điều mà tôi rất ngưỡng mộ và tôi mong rằng bằng cách gia nhập công ty tôi cũng có thể tạo ra giá trị như vậy.

Câu hỏi về mức lương mong muốn

Đây là một trong những câu hỏi phỏng vấn xin việc bằng tiếng Anh hỏi về mức lương. Thường thì khi thỏa thuận về mức lương, sự lựa chọn tốt nhất của bạn là một mức lương phù hợp theo năng lực và hiệu quả công việc.

Ví dụ:

What are your salary expectations? 

I want my salary to fit my qualifications and experience.

Dịch: Tôi muốn một mức lương phù hợp với năng lực và kinh nghiệm của bản thân.

Câu trả lời này không chỉ cho thấy bạn không phải là một kẻ hám tiền, mà còn cho thấy một sự rõ ràng và minh bạch cùng tinh thần cầu tiến của bạn. Với một mức lương phù hợp với năng lực và hiệu quả công việc của bạn, chắc hẳn bạn sẽ luôn muốn nâng cao hiệu suất làm việc lên cao nhất để được hưởng một mức lương tốt nhất. Điều này sẽ ghi điểm rất nhiều trong mắt nhà tuyển dụng, đặc biệt với những người ở trong các tập đoàn đa quốc gia.

Lý do rời bỏ công ty cũ

Đây là câu hỏi dành cho những ứng viên đã có kinh nghiệm làm việc nhưng đã nghỉ công ty cũ để ứng tuyển vào công ty mới. Một trong những điều kiện nên làm khi trả lời phỏng vấn xin việc là trả lời thật những câu hỏi nhạy cảm như thế này. Vì thế, bạn nên nói ra đúng lý do khiến mình nghỉ ở công ty cũ nhưng tuyệt đối tránh nói xấu công ty đó hay sếp cũ.

Ví dụ khi nhà tuyển dụng đưa ra câu hỏi “Why did you leave your job?” thì bạn có thể trả lời như sau: 

The reason why I leave my job is because I found the old job boring and I want to find more challenges. I don’t want my feeling to affect the company, that’s why I left.

Dịch: Lý do tôi nghỉ ở chỗ làm cũ vì tôi thấy nó chán và muốn tìm thêm nhiều thử thách cho bản thân. Tôi không muốn vì cảm xúc này của tôi mà ảnh hưởng đến công ty, vậy nên tôi đã xin nghỉ việc.

Với câu trả lời này sẽ phù hợp hơn nếu bạn là người đã có kinh nghiệm ít nhất 2 năm. Bởi vì nếu bạn có kinh nghiệm làm việc ít hơn thì rất dễ khiến nhà tuyển dụng sẽ nghĩ là bạn “nhảy việc”. Thay vào đó, bạn có thể đưa ra những lý do khác như:

Although the boss was very nice and the working environment was really suitable for me, I still didn’t like the job because the company was very far from my house. Everyday I wasted so much time travelling and it was very tiring. That’s why I left the job.

Dịch: Dù sếp cũ của tôi rất tốt và môi trường làm việc rất phù hợp nhưng tôi vẫn không thích công việc đó bởi công ty quá xa nhà tôi. Mỗi ngày tôi tốn rất nhiều thời gian cho việc đi lại và việc này thật là mệt mỏi. Đó là lý do tôi nghỉ làm ở chỗ cũ.

Đặc biệt, trong câu trả lời của câu hỏi này bạn sẽ phải sử dụng thì quá khứ nên hãy chú ý đến cách phát âm của mình. Bởi nếu không sẽ gây nhầm lẫn ý mình muốn truyền đạt với nhà tuyển dụng.

Câu hỏi về mục tiêu ngắn hạn

What are your short term goals? (Các mục tiêu ngắn hạn của anh/chị là gì?)

In the short-term, I want to grow in a position that allows me to use the entirety of my skill set rather than just a few of my abilities. In previous roles, I wasn’t able to fully use all of my abilities. In the near future, I’d also love the opportunity to learn and master new skills in my field.

Dịch: Trước mắt, tôi muốn phát triển ở một vị trí cho phép tôi sử dụng toàn bộ kỹ năng của mình thay vì chỉ một vài khả năng. Trong những công việc trước đây, tôi đã không thể sử dụng hết khả năng của mình. Vì thế trong tương lai gần, tôi rất muốn có cơ hội để học hỏi và thành thạo các kỹ năng mới thuộc lĩnh vực của mình.

Câu hỏi về mục tiêu dài hạn

What are your long term goals? (Các mục tiêu dài hạn của anh/chị là gì?)

Although I’ve been in this field for a while now, I haven’t been able to utilize my entire set of skills. But this job gives me the opportunity to do so. In the long term, I want to take on leadership responsibilities such as being a team leader. I believe my short term goals will help me get there.

Dịch: Mặc dù tôi đã làm việc trong lĩnh vực này được một thời gian, nhưng tôi vẫn chưa thể sử dụng toàn bộ kỹ năng của mình. Nhưng công việc này cho tôi cơ hội để làm như vậy. Về lâu dài, tôi muốn đảm nhận trách nhiệm lãnh đạo như trưởng nhóm. Tôi tin rằng các mục tiêu ngắn hạn của tôi sẽ giúp tôi đạt được điều đó.

Đừng ngại thể hiện những ý kiến, tham vọng và mong muốn của bản thân

Đừng ngại thể hiện những ý kiến, tham vọng và mong muốn của bản thân

Câu hỏi về tính cách

If you could change one thing about your personality, what would it be and why? (Nếu bạn có thể thay đổi một điều về tính cách của bạn, thì đó là gì và tại sao?

I would like to be more of a risk taker. I always do my work and complete it at an exceptional level, but sometimes taking a risk can make the work even better. I’m working on this by thinking the issue through and weighing the pros and cons.

Dịch: Tôi muốn trở thành người chấp nhận rủi ro nhiều hơn. Tôi luôn làm công việc của mình và hoàn thành ở mức độ ổn, nhưng đôi khi chấp nhận rủi ro có thể khiến công việc trở nên tốt hơn. Tôi đang giải quyết vấn đề này bằng cách suy nghĩ kỹ vấn đề, cân nhắc những thứ được và mất.

Câu hỏi về quản lý thời gian

In what ways do you manage your time well? (Bạn quản lý thời gian của mình theo những cách nào?)

I make a list. I work out what order to do things in by thinking about which tasks are urgent and how important each task is. If I’m not sure what’s urgent and what isn’t, or how important different tasks are, I find out. If I’m given a new task I add it to the list and decide when to do it, so I adapt the order in which I do things as necessary.

Dịch: Tôi lập một danh sách. Tôi tìm ra thứ tự thực hiện công việc bằng cách nghĩ xem nhiệm vụ nào là khẩn cấp và mức độ quan trọng của từng nhiệm vụ. Nếu tôi không chắc việc gì khẩn cấp và việc gì không hoặc mức độ quan trọng của các nhiệm vụ khác nhau, tôi sẽ tìm hiểu. Nếu được giao một nhiệm vụ mới, tôi sẽ thêm nó vào danh sách và quyết định thời điểm thực hiện, vì vậy tôi điều chỉnh lại thứ tự mà mình đã  làm trước đó sao cho phù hợp.

Câu hỏi về nhận thức của bản thân

Tell me about a time you made a mistake. (Hãy nói cho tôi nghe một lần bạn mắc phải khuyết điểm)

I was given a project to complete in a week. I understood the project, but I misinterpreted one section. After completing the project, I was told by my manager that it was done incorrectly. I really made a mistake by assuming incorrectly in one of the sections instead of asking for clarification. I learned not to assume through the mistake I made.

Dịch: Tôi được giao cho một dự án phải hoàn thành trong vòng một tuần.Tôi nắm được dự án đó nhưng lại hiểu sai 1 phần dự án. Sau khi hoàn thành dự án, người quản lý của tôi đã nói với tôi dự án đã hoàn thành không đúng. Tôi thật sự mắc sai lầm do đã giả định sai một trong các phần của dự án thay vì hỏi để được giải thích chi tiết. Tôi nhận ra là không được giả định thông qua sai lầm mà tôi đã mắc phải.

Câu hỏi về cấp trên

What do you expect from your manager? (Bạn mong đợi gì từ giám đốc của mình?)

I would expect a supervisor to keep the lines of communication open with me and offer feedback when I’m doing a good job and when I have room for improvement.

Dịch: Tôi mong đợi một người cấp trên mà tôi có thể liên lạc, trao đổi một cách cởi mở và đưa ra phản hồi khi tôi đang làm tốt công việc hay khi tôi cần cải thiện điều gì đó.

Câu hỏi kết thúc phỏng vấn

Hầu hết, trong mỗi cuộc phỏng vấn, khi nhà tuyển dụng đã đưa những câu hỏi cần thiết để hiểu về ứng viên thì họ sẽ đưa ra câu hỏi “ Do you have any question?”. Câu hỏi này nhằm mục đích để hỏi xem các ứng viên có thắc mắc gì về công ty, buổi phỏng vấn hay không. Vì thế, sau khi được hỏi câu hỏi đó thì bạn đừng bao giờ dại dột trả lời là “KHÔNG” nhé. Bởi như vậy bạn sẽ rất dễ bị mất điểm trong mắt xanh của nhà tuyển dụng, làm lung lay sự cố gắng của bản thân trong suốt cuộc phỏng vấn.

Không những vậy, đây chính là thời khắc vàng để bạn hiểu thêm về công việc, về công ty. Từ đó bản thân có thể xác định xem mình có phù hợp với công việc đó hay không, đồng thời để nhà tuyển dụng thấy bạn thực sự hứng thú với công việc này.

Vì thế, bên cạnh những câu hỏi mà nhà tuyển dụng đưa ra để bạn trả lời thì bạn cũng nên đưa ra những câu hỏi để tạo sự tương tác và hiểu hơn về công việc, công ty mà mình đang ứng tuyển như:

– There is one thing I did not understand in the job description, can you explain it for me?

Dịch: Có một điều trong mô tả công việc mà tôi chưa hiểu, anh có thể giải thích giúp tôi được không?

– What are the benefits of the employees? Do I have to work on the weekend?

Dịch: Quyền lợi của nhân viên bao gồm những gì? Tôi có phải làm việc vào cuối tuần không?

– What is the chance of getting promoted?

Dịch: Cơ hội thăng tiến trong công ty là như thế nào?

Trên đây là những kinh nghiệm phỏng vấn tiếng Anh mà YOLA muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng đây sẽ là nguồn tham khảo bổ ích giúp bạn chinh phục được nhà tuyển dụng của mình. Hoặc bạn có thể vào một số website tuyển dụng/tìm việc uy tín như Vietnamworks.com để tìm hiểu thêm về kinh nghiệm trước khi đi phỏng vấn, họ là trang tuyển dụng uy tín nên chắc chắn sẽ có nhiều case study cho bạn học hỏi.  Tuy nhiên, bạn nên nhớ rằng “phỏng vấn tiếng Anh xin việc không phải là điều kinh khủng nhất trong cuộc sống của bạn”. Vì thế đừng để lo lắng và sợ hãi phá hỏng cơ hội phát triển sự nghiệp. Hãy đặc biệt ghi nhớ những lưu ý cần thiết mà chúng tôi đã đề cập ở đầu bài viết. Nghĩ kĩ trước khi nói và cho họ thấy sự tự tin về khả năng tiếng Anh của bạn, cố gắng đưa ra những câu trả lời xuất sắc để đạt được công việc mong muốn. Nếu bạn còn cảm thấy bản thân chưa đủ tự tin về trình độ tiếng Anh thì có thể tìm ngay đến các khóa học tại trung tâm Anh ngữ YOLA. Với đội ngũ giảng viên chuyên môn cao được lựa chọn kỹ lưỡng và giáo trình học phù hợp sẽ giúp bạn cải thiện trình độ tiếng Anh một cách nhanh chóng. Hơn nữa, với nhu cầu phỏng vấn tiếng Anh xin việc bạn sẽ được chia sẻ những kinh nghiệm vô cùng quý báu đấy. Bởi vì để trở thành giảng viên tại đây, các giáo viên cũng đã phải trải qua những cuộc phỏng vấn tiếng Anh vô cùng khắt khe. 

 

[form-article type=2 title=”Đăng ký” button=”Gửi ngay” select=”Chọn|Đăng ký tư vấn|Đăng ký thi thử”]

Đừng bỏ lỡ
điều thú vị từ Yola

TRẢI NGHIỆM LỚP HỌC THỬ 0 ĐỒNG Lên đến 4 tuần học

Đăng ký học thử