Tiếng Anh là một trong những ngôn ngữ quốc tế được sử dụng phổ biến ở nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam. Chính vì vậy, ngôn ngữ này thật sự quan trọng trong cuộc sống mỗi chúng ta. Hiểu được điều đó, nhiều gia đình đã cho trẻ học tiếng Anh giao tiếp cơ bản hàng ngày ngay từ khi bước vào mẫu giáo. Yola xin chia sẻ những lưu ý khi dạy tiếng Anh cho trẻ mẫu giáo, giúp các bậc phụ huynh dạy trẻ tốt và đạt được hiệu quả cao.
Xem thêm :
- Những điều cần lưu ý khi dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non
- Tiếng Anh mầm non – Những điều phụ huynh cần lưu ý khi dạy cho trẻ
1. Có nên cho trẻ mẫu giáo học tiếng Anh?
Ở độ tuổi từ 3 – 6 tuổi, trẻ có khả năng học hỏi cao nhất. Các phương pháp học nên được thiết kế đơn giản, dễ hiểu có trọng tâm và phải vừa đủ với nhận thức của trẻ, cân bằng giữa chương trình học ở trường và vui chơi của trẻ. Điều này sẽ tạo cho trẻ cảm giác thoải mái khi tham gia các lớp học và tiếp cận tiếng Anh một cách tự nhiên giống như ngôn ngữ mẹ đẻ.
Các nghiên cứu mới nhất đã chỉ ra rằng việc giới thiệu ngôn ngữ mới cho trẻ nhỏ từ sớm sẽ giúp trẻ thông minh, linh hoạt trong xử lý vấn đề, tăng khả năng tập trung, làm giàu vốn kiến thức cũng như kỹ năng cảm xúc.
Việc học tiếng Anh cho trẻ mẫu giáo là thật sự cần thiết
Ở thời điểm này, trẻ học ngoại ngữ hay học tiếng mẹ đẻ đều dễ dàng, nhanh chóng như nhau. Trẻ cũng sẽ không hoàn toàn bị nhầm lẫn giữa các ngôn ngữ như mọi người vẫn lầm tưởng.
2. Những điều cần lưu ý khi dạy tiếng Anh cho trẻ mẫu giáo
Cần đi theo trình tự
Các kỹ năng cơ bản trong giao tiếp tiếng Anh “nghe – nói – đọc – viết” chính là trình tự hợp lý nhất trong dạy học tiếng Anh cho trẻ mẫu giáo. Giống với tiếng mẹ đẻ, trẻ nghe thấy bà, thấy mẹ, thấy mọi người xung quanh trò chuyện rồi bắt chước theo, sau đó lớn hơn một chút mới được dạy đọc, dạy viết.
Đầu tiên, hãy cho trẻ nghe các bài hát tiếng Anh, xem các đoạn phim vui nhộn để trẻ quen dần, sau đó dạy trẻ từ vựng và cách phát âm. Điều này sẽ tạo nền tảng tốt cho trẻ hoàn thiện 4 kỹ năng, đặc biệt là kỹ năng phát âm chính xác trong các chương trình học cao hơn. Việc dạy tiếng Anh cho trẻ mẫu giáo phải đi theo một trình tự nhất định, đồng thời cần phải cố gắng kiên trì thì mới giúp trẻ học hiệu quả.
Tạo môi trường học tiếng Anh hoàn toàn tự nhiên
Tâm lý ngại ngùng không dám nói vì sợ sai là vấn đề lớn nhất đối với người Việt khi học ngoại ngữ, điển hình là tiếng Anh. Do đó, điều quan trọng cần lưu ý khi dạy tiếng Anh cho trẻ là phải tạo được môi trường nói tiếng Anh thật tự nhiên để trẻ được giao tiếp tiếng Anh càng nhiều càng tốt.
Cần tạo môi trường học tập thoải mái cho trẻ
Trong giờ học tiếng Anh, phụ huynh hoặc thầy cô giáo và học sinh đều không sử dụng tiếng Việt để giao tiếp và 100% bằng tiếng Anh. Đặc biệt, không được cười khi trẻ phát âm sai mà phải giúp trẻ điều chỉnh lại ngay. Điều này sẽ giúp trẻ phát triển ngôn ngữ tiếng Anh nhanh chóng.
Phương pháp dạy học đổi mới liên tục
Ở lứa tuổi Mẫu giáo, trẻ thường chóng nhớ nhưng lại hay quên nên việc cung cấp kiến thức cho trẻ không phải là vấn đề hàng đầu. Kỹ năng và thái độ của trẻ khi tiếp cận với mỗi tình huống, câu chuyện đưa ra sự vật, hiện tượng diễn ra xung quanh trẻ mới là quan trọng.
Bản chất việc học ở trẻ là thông qua sự bắt chước, khám phá, trải nghiệm, thực hành để trẻ hiểu về những sự vật, hiện tượng diễn ra xung quanh trẻ. Đồng thời, trẻ học cách biểu đạt những hiểu biết đó thông qua sự chia sẻ, trao đổi với bạn bè. Vì vậy, phụ huynh hay giáo viên hãy khai thác các tình huống cũng như các vật liệu khác nhau để khuyến khích trẻ chơi, khuyến khích trẻ hoạt động cùng nhau.
Lặp lại từ vựng trong một buổi học
Khi bạn sử dụng một trò chơi hay một buổi học để dạy tiếng Anh cho trẻ mẫu giáo, hãy để cho buổi học đó kéo dài không quá 30 phút. Hãy lặp lại nhiều lần trong ngày để giúp trẻ tiếp thu kiến thức dễ dàng. Vì trẻ cần sự lặp lại để ghi nhớ từ vựng một cách tốt hơn. Hãy lặp lại những từ có trong bài học hôm đó càng nhiều càng tốt để trẻ nhớ lâu.
Kiểm tra và có sự điều chỉnh cho trẻ
Phụ huynh nên có thời gian biểu kiểm tra định kỳ kiến thức cũ của con. Cách kiểm tra đơn giản chỉ là hỏi lại kiến thức mà trẻ đã học trong ngày hôm trước, thậm chí cuối tuần có thể hỏi lại thông tin của những ngày đầu tuần. Khi kiểm tra, hãy điều chỉnh những gì trẻ đã nói sai và sửa lại ngay cho trẻ. Việc ôn tập thường xuyên rất cần thiết để củng cố những kiến thức trẻ đã học.
Phụ huynh nên kiểm tra định kỳ hàng tuần kiến thức cũ của trẻ
Tránh tình trạng đặt nặng vấn đề ngữ pháp
Bạn nên lồng ghép ngữ pháp thông qua các câu thoại trong trò chơi để dạy tiếng Anh cho trẻ mẫu giáo. Hãy kết hợp giữa học và chơi để trẻ cảm thấy thoải mái nhất và đừng đặt nặng vào ngữ pháp. Dạy tiếng Anh cho trẻ mẫu giáo chỉ với mục đích cho trẻ tiếp cận với ngôn ngữ mới và học từ vựng. Còn dạy ngữ pháp ở giai đoạn này không những chẳng hiểu mà còn làm trẻ chán và phản tác dụng.
Tránh hình thức ganh đua có thưởng
Với suy nghĩ rằng phần thưởng có thể khích lệ các trẻ tích cực học hơn và hình phạt khiến trẻ sợ, không dám chểnh mảng nên nhiều giáo viên và phụ huynh thường đưa ra hình thức trao thưởng cho những bạn đạt điểm cao, có thành tích học tập tốt hay dùng hình phạt đối với những trẻ tiếp thu chậm hơn. Thực chất, đây là những sai lầm hàng đầu khiến trẻ cảm thấy việc học trở nên nặng nề, áp lực. Và điều này hoàn toàn không có lợi cho kết quả học tập của trẻ.
Không nên trao thưởng hay dùng hình phạt trong việc học tiếng Anh cho trẻ
Dạy tiếng Anh cho trẻ mẫu giáo tưởng đơn giản nhưng không hề đơn giản chút nào. Hy vọng rằng, những chia sẻ của Yola trên đây sẽ giúp các bậc phụ huynh và thầy cô giáo có được cách dạy hay và phù hợp nhất với các trẻ, giúp các trẻ học hiệu quả và yêu thích ngôn ngữ này.
Truy cập website Yola.vn hoặc liên hệ Hotline 028 6285 8080 để biết thêm thông tin chi tiết về các khoá học tại YOLA.
[form-article type=2 title=”Đăng ký” button=”Gửi ngay” select=”Chọn|Đăng ký tư vấn|Đăng ký thi thử”]