Chắc hẳn các bạn, những người đã và đang học tiếng anh lớp 10, từng học qua các trung tâm tiếng Anh hay học tiếng Anh lâu đều biết rằng, tiếng Anh trên thế giới không hoàn toàn giống hệt nhau 100%.
Dù cùng nói tiếng Anh như nhau, nhưng ở mỗi đất nước, mỗi vùng miền đều ít nhiều có những từ hoặc cách nói tiếng Anh khác nhau. Như chúng ta đã biết, thì loại tiếng Anh mà chúng ta đang học là tiếng Anh phổ thông, tức là thứ tiếng Anh thường được nói ở Anh và Mỹ. Đây cũng là thứ tiếng Anh chung được học, được nói trên toàn thế giới.
Dẫu vậy, giữa Anh và Mỹ cũng có những từ rất khác nhau, cùng một món ăn, cùng một đồ vật, nhưng người Anh sẽ gọi khác và người Mỹ sẽ gọi khác. Bài viết sau đây sẽ cho chúng ta một vài ví dụ về cách gọi các tên thức ăn khác nhau giữa tiếng Anh – Anh và Anh – Mỹ.
Tìm hiểu thêm:
- Testprep- tiếng Anh luyện thi chứng chỉ quốc tế tại YOLA
- TẾT 2018 ĐỘC ĐÁO CÙNG YOLA, TREO ƯỚC MƠ KHỞI ĐẦU MỚI VÀ ĐÓN GIẢI THƯỞNG TRỊ GIÁ 100TR ĐỒNG
Bánh quy và bánh quy Graham (Digestive biscuit và Graham Cracker)
Cùng là bánh quy, nhưng ở Anh thì chỉ là bánh quy, bánh quy ăn nhẹ, được gọi là Digestive Biscuit, trong khi ở Mỹ nó lại là Cracker, thường sẽ là bánh quy Graham, hay còn được gọi là Graham Cracker
Anh: Nếu bạn đến thăm các gia đình ở Anh, bạn sẽ được họ mời dùng bánh quy nhà làm của họ cùng một tách trà. Đây là kiểu truyền thống của người Anh, bạn có thể vừa ăn bánh quy, vừa nhâm nhi trà, hoặc nhúng bánh vào trà.
Mỹ: Bánh quy Graham được tạo ra vào năm 1829 bởi bộ trưởng Sylvester Graham. Bánh quy Graham ban đầu là một món ăn nằm trong thực đơn ăn kiêng của Graham. Bánh quy Graham là một món ăn tuyệt vời, không chỉ để ăn trực tiếp mà còn có thể nghiền nát, trộn với bơ để làm đế cho các loại bánh tart.
Tất cả những gì bạn cần làm là lấy một miếng bánh quy Graham, đặt lên trên một miếng sô-cô-la Hershey, tiếp theo đó là một viên kẹo xốp/kẹo dẻo (kẹo marshmallow) và cuối cùng lấy một miếng bánh quy Graham nữa và kẹp lại.
Bí xanh (courgette và zucchini)
Đều là bí xanh như nhau, nhưng ở Anh người ta lại gọi là Courgette nhưng ở Mỹ người ta lại gọi là Zucchini
Anh: từ Courgette của người Anh có nghĩa là quả bí xanh, từ này xuất phát từ tiếng Pháp cổ, nhưng xâu xa hơn thì xuất phát từ tiếng Latin. Có thể vì Anh quốc nằm ở châu Âu nên “dùng chung” từ này với tiếng Pháp.
Mỹ: từ Zucchini xuất phát từ từ Zucchino trong tiếng Ý, có nghĩa là một quả bí nhỏ.
Rau mùi (Coriander và cilantro)
Như các bạn cũng đã thấy, cùng là rau mùi như nhau, nhưng người Anh lại gọi là Coriander, trong khi người Mỹ gọi là Cilantro. Vì các từ trong tiếng Anh của người Anh thường có xu hướng rắn rỏi, nhưng lại quý tộc hơn, nên họ gọi rau mùi là Coriander. Tuy nhiên người Mỹ đôi khi cũng gọi rau mùi là Coriander, dù vậy, họ vẫn thích dùng từ Cilantro để chỉ rau mùi hơn.
Ớt chuông (pepper và bell pepper)
Đây là tên gọi dễ bị nhầm lẫn nhất trên thế giới. Ớt chuông có nhiều tên gọi khác nhau ở khắp Châu Âu. Vâng, bạn nhìn không lầm đâu, người Anh họ gọi ớt chuông là “pepper” đấy. Các bạn lâu nay vẫn được học “pepper” là tiêu nhỉ, nhưng đấy chỉ là nghĩa chung thôi, thực ra “pepper” cũng có nghĩa là ớt nữa.
Còn người Mỹ, họ gọi ớt chuông là gì? Là “bell pepper”, có từ bell bên cạnh từ pepper vì quả ớt chuông trông giống quả chuông, đơn giản vậy thôi.
Kem que (Ice lolly và popsicle)
Ice Lolly và Popsicle đều có nghĩa là kem que. Nhưng người Anh họ dùng từ Ice Lolly, từ lolly là viết tắt của từ lollipop, đồng thời lolly cũng có nghĩa là lưỡi trong tiếng anh cổ. Còn pop, pop là một thứ gì đó ngọt ngọt và có thể dùng lưỡi để nếm được. Vậy nên người Anh đã dùng từ Ice Lolly để chỉ kem que.
Còn người Mỹ, họ lại dùng từ Popsicle. Pop ở đây cũng chỉ một thứ gì đó ngọt, còn phần đuôi icle, bắt nguồn từ từ icicle, chỉ một thứ gì đó làm từ nước đá, cục nước đá. Mà mọi người thì hầu như ai cũng từng thử nếm cục nước đá rồi nhỉ. Từ đó tạo ra từ Popsicle, chỉ cây kem que.
Kẹo bông gòn (Candy floss và cotton candy)
Nếu bạn đến Anh Quốc và muốn mua một cây kẹo bông gòn, bạn nên dùng từ Candy Floss, người Anh có vẻ khó chịu và sẽ nhìn bạn với ánh mắt khinh thường nếu bạn dùng từ Cotton Candy, vì họ cho rằng từ này đậm chất Mỹ, không được hay cho lắm.
Candy cũng có nghĩa là kẹo đối với người Anh, nhưng họ không dùng từ này để chỉ tất cả các loại kẹo hay các món ngọt. Và Floss ư? Floss bắt nguồn từ tiếng Pháp, có nghĩa là tơ, những sợi tơ. Cách dùng từ của người Anh rất sang trọng, quý tộc phải không nào.
Trong khi đó, nghe đến từ Floss là người Mỹ lại liên tưởng đến chỉ nha khoa, nha sĩ. Làm sao có thể thưởng thức một cây kẹo khi mà hình ảnh về nha sĩ và các bệnh răng miệng luôn hiện lên trong đầu chứ? Vì vậy họ không gọi kẹo bông gòn là Candy Floss, họ dùng từ Cotton Candy. Tại sao lại dùng Cotton? Tại vì kẹo bông gòn trông như cục bông, nên họ gọi là Cotton thôi, đơn giản.
Học ngôn ngữ luôn ẩn chứa những điều thú vị làm bạn thích thú. Bất cứ bạn học tại trung tâm tiếng Anh, học qua Internet, học lỏm bạn bè,…bạn vẫn sẽ tình cờ tìm ra những điều hay ho. Bên cạnh đó, học một ngoại ngữ chính cũng là sự khám phá một nền văn hoá mới đầy màu sắc. Hãy học ngoại ngữ để mở rộng tầm mắt và tiến xa hơn!
Trung tâm tiếng anh YOLA là địa chỉ học tiếng anh uy tín và đáng tin cậy với đội ngũ giáo viên đạt chuẩn quốc tế, chương trình đào tạo được nghiên cứu kỹ lưỡng cùng cơ sở vật chất hiện đại. Qua đó, chúng tôi cam kết kết quả tối ưu và có sự thay đổi rõ rệt của các học viên khi gia nhập ngôi nhà chung YOLA.