Hotline: 028 6285 8080
Các thứ trong tiếng Anh
Tin tức

28/12/2020

16:43

Các thứ trong tiếng Anh: cách viết, đọc và nguồn gốc

Các thứ trong tiếng Anh là chủ điểm ngữ pháp quen thuộc được sử dụng hằng ngày. Vì thế, việc hiểu rõ cách viết và đọc của chúng là rất quan trọng. Qua bài viết dưới đây YOLA sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về chủ đề này.

Xem thêm:

Khái quát về các thứ trong tiếng Anh

Thứ

Thứ trong tiếng Anh

Phiên âm

Viết tắt

Thứ 2

Monday

/ˈmʌn.deɪ/

MON

Thứ 3

Tuesday

/ˈtjuːzdeɪ/

TUE

Thứ 4

Wednesday

/ˈwɛdənzdeɪ/

WED

Thứ 5

Thursday

/ˈθɜːzdeɪ/

THU

Thứ 6

Friday

/ˈfɹaɪdeɪ/

FRI

Thứ 7

Saturday

/ˈsætədeɪ/

SAT

Chủ nhật

Sunday

/ˈsʌndeɪ/

SUN

Lưu ý: 

  • Days of the week là chỉ tất cả các thứ trong tuần.
  • Từ Monday đến Friday được gọi là “weekday”.
  • Saturday và Sunday được gọi là “weekend”.
  • Giới từ “on” luôn trước các thứ trong tiếng Anh. Ví dụ: on Friday, on Wednesday,…

Cách viết các thứ trong tiếng Anh

Cách đọc và viết thứ, ngày, tháng, năm trong tiếng Anh – Anh và Anh – Mỹ là khác nhau nên bạn cần lưu ý:

Theo Anh – Anh

Công thức: Thứ, – ngày – tháng – năm (day, – date – month – year)

Ngày luôn viết trước tháng, có dấu phẩy (,) sau thứ, và bạn có thể thêm số thứ tự vào phía sau (ví dụ: st, th…):

Ví dụ: Wednesday, 9th August 2017 

Cách đọc: Luôn có mạo từ “the” trước ngày và giới từ “of” trước tháng.

Ví dụ: Wednesday the ninth of August twenty-seventeen

Viết ngày, tháng, năm, chỉ dùng số:

  • Ngày/ tháng/ năm
  • Ngày – tháng – năm
  • Ngày.tháng.năm

Ví dụ: 9/8/2017, 9-8-2017 hoặc 9.8.2017

Cách viết các thứ trong tiếng Anh

                                                     Cách viết các thứ trong tiếng Anh

Theo Anh – Mỹ

Công thức viết: ​Thứ, – tháng – ngày, – năm (day, – month – date, – year).

​Tháng luôn viết trước ngày, có dấu phẩy (,) sau thứ và ngày.

​Ví dụ: Wednesday, August 9th, 2017

​Cách đọc: ​Không đọc mạo từ “the” và giới từ “of”.

​Ví dụ: Wednesday August ninth twenty-seven

​Viết ngày, tháng, năm, chỉ dùng số:

  • ​Tháng / ngày/ năm
  • Tháng – ngày – năm
  • Tháng.ngày.năm

​Ví dụ: 11/9/2017, 11-9-2017 hoặc 11.9.2017.

Như vậy, nếu chỉ sử dụng số để viết ngày tháng năm sẽ rất dễ gây nhầm lẫn về vị trí về ngày và tháng. Vì thế vào năm 1988 thế giới đã đưa ra một tiêu chuẩn ISO về cách viết ngày tháng năm để sử dụng trên toàn cầu là năm – tháng – ngày. Ví dụ: 2020 – 12 -16.

Tuy nhiên cách dùng này vẫn không được sử dụng phổ biến ở cả nước Anh và Mỹ nên bạn hãy viết rõ tháng bằng chữ thay vì số để tránh những hiểu lầm không đáng có. Còn khi giao tiếp thì cách nói khá rõ ràng nên bạn có thể phân biệt được.

Tìm hiểu về nguồn gốc của các thứ trong tuần

Người La Mã đặt tên các thứ trong tuần theo tên các vị thần mà họ đã đặt tên cho các hành tinh. Bởi họ nhìn thấy sự liên hệ giữa các vị thần với sự thay đổi của bầu trời đêm. Những ngôi sao được nhìn thấy mỗi đêm là Mercury (sao Thủy), Venus (sao Kim), Mars (sao Hỏa), Jupiter (sao Mộc) và Saturn (sao Thổ). Năm ngôi sao này cộng với Mặt trời và Mặt trăng đã được người xưa dựa vào để đặt tên cho 7 ngày trong tuần.

Sunday – Chủ Nhật

Là ngày đầu tiên trong tuần nên được đặt tên theo một vị thần mặt trời. Trong tiếng Latin, “dies Solis” gồm “dies” (ngày) và “Solis” (Mặt trời) nên khi dịch sang tiếng German sẽ được chuyển thành “Sunnon-dagaz”. Sau đó, từ này lan truyền vào tiếng Anh và trở thành “Sunday”.

Monday – Thứ Hai

Tên của thứ hai được khởi đầu từ tiếng Latin “dies Lunae” (Ngày Mặt trăng). Khi chuyển sang tiếng Anh cổ là Mon(an)dæg và sau đó thành “Monday” như ngày nay.

Tuesday – Thứ Ba

“Tuesday” được đặt theo tên vị thần chiến tranh La Mã Marstis (cũng là vị thần được đặt tên cho sao Hỏa – Mars). 

Trong tiếng Latin, ngày này gọi là “dies Martis”, nhưng khi lan truyền đến bằng tiếng German thì  vị thần Martis được đặt tên khác là “Tiu”. Vì thế, thứ ba trong tiếng Anh bắt nguồn từ tên vị thần trong tiếng German thay vì tiếng La Mã. Đó là lý do mà “dies Martis” trở thành “Tuesday” trong tiếng Anh như ngày nay.

Wednesday – Thứ Tư

Tên vị thần Mercury của La Mã theo tiếng Đức là Woden. Nếu như người La Mã cổ gọi thứ tư là “dies Mercurii”, thì người nói ngôn ngữ German cổ gọi là “Woden’s day” và cuối cùng trở thành Wednesday trong tiếng Anh.

Nguồn gốc tên của các thứ trong tiếng Anh

                                             Nguồn gốc tên của các thứ trong tiếng Anh

Thursday – Thứ Năm

Jupiter (tên gọi khác Jove) là thần sấm sét, vua của các vị thần La Mã, cũng là người canh giữ toàn xứ sở này. Người Nauy xưa gọi vị thần sấm sét này là “Thor”, với miêu tả vị thần thường di chuyển trên bầu trời trên cỗ xe dê kéo.

Do vậy, khi người Latin gọi ngày của thần sấm sét là “dies Jovis” thì người Nauy cổ gọi là “Thor’s day”. Khi du nhập vào tiếng Anh, ngày này trở thành “Thursday”.

Friday – Thứ Sáu

Venus (sao Kim, thần Vệ Nữ) là một vị thần La Mã tượng trưng cho tình yêu và sắc đẹp. Trong tiếng Latin, thứ sáu được đặt tên theo vị thần này là “dies Veneris”.

Tuy nhiên, nguồn gốc tên của ngày thứ sáu trong tiếng Anh (Friday) đến nay vẫn chưa rõ ràng. Có giả thuyết cho rằng cái tên này bắt nguồn từ thần Frigg – một vị nữ thần của tình yêu và sắc đẹp của người Đức và Bắc Âu cổ. Nhưng cũng có thể bắt nguồn từ tên nữ thần Fria của người German cổ đều tượng trưng cho hai điều trên.

Trong tiếng German, thứ sáu được viết thành “Frije-dagaz” và sau này trở thành “Friday” của người Anh.

Saturday – Thứ Bảy

Saturn (sao Thổ) là tên vị thần của người La Mã chuyên trông coi việc trồng trọt, nông nghiệp. Trong tiếng Latin, thứ bảy là “dies Saturni”, còn trong tiếng Anh, đây từng là ngày của thần Saturn (Saturn’s Day) và dần trở thành Saturday như ngày nay.

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu rõ về tên gọi, cách đọc và nguồn gốc của các thứ trong tiếng Anh để tránh được những sự nhầm lẫn không đáng có.

Bạn có thể tìm kiếm nhiều kiến thức và bài tập luyện tập khác về ngữ pháp tiếng Anh trên trang website YOLA. Trung tâm Anh ngữ YOLA là địa chỉ học tiếng Anh uy tín và đáng tin cậy với đội ngũ giáo viên có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao, đạt chuẩn quốc tế, chương trình đào tạo được nghiên cứu kỹ lưỡng cùng cơ sở vật chất hiện đại. Qua đó, chúng tôi cũng cam kết kết quả tối ưu và có sự thay đổi rõ rệt cho từng học viên khi gia nhập ngôi nhà chung YOLA.

Nguồn: Cambridge

 

[form-article type=2 title=”Đăng ký” button=”Gửi ngay” select=”Chọn|Đăng ký tư vấn|Đăng ký thi thử”]

Đừng bỏ lỡ
điều thú vị từ Yola

TRẢI NGHIỆM LỚP HỌC THỬ 0 ĐỒNG Lên đến 4 tuần học

Đăng ký học thử