Tân ngữ là gì? Trong tiếng Anh đây chắc là một thuật ngữ đã quá quen thuộc đối với người học. Nhưng liệu họ đã hiểu rõ tất cả về nó hay cách sử dụng sao cho đúng. Hãy cùng YOLA tìm hiểu các vấn đề liên quan đến “tân ngữ” một cách ngắn gọn, dễ hiểu và đầy đủ nhất qua bài viết sau đây.
Xem thêm:
Tân ngữ trong tiếng Anh – Object là một từ hoặc cụm từ đứng sau động từ để chỉ đối tượng bị tác động bởi chủ ngữ.
Có 2 loại tân ngữ:
Ex: My mother takes me to school. – Mẹ tôi đưa tôi đến trường.
(Me: tân ngữ trực tiếp chịu sự tác động của động từ “takes” do chủ ngữ “my mother” tạo ra.)
Ex: My sister gave me a dress for my birthday party. – Chị gái tôi đã tặng cho tôi một chiếc váy trong bữa tiệc sinh nhật của tôi.
(Me là tân ngữ trực tiếp và a dress là tân ngữ gián tiếp.)
Bạn có thể phân biệt được 2 loại tân ngữ qua các cách sau:
Danh từ có thể làm tân ngữ trong câu và tồn tại dưới 2 dạng trực tiếp, gián tiếp. Bên cạnh đó, nó còn bao gồm các danh từ tập hợp như “the young”, the rich,…
Các đại từ nhân xưng có chức năng làm bổ ngữ, tân ngữ trong câu.
Đại từ làm chủ ngữ |
Đại từ nhân xưng làm tân ngữ |
I |
Me |
You |
You |
He |
Him |
She |
Her |
We |
Us |
They |
Them |
It |
It |
Tính từ dưới dạng tân ngữ chỉ áp dụng với những trường hợp nó dùng như danh từ chỉ tập hợp.
Ex: We should help the poor. – Chúng ta phải giúp đỡ những người nghèo.
Danh động từ là những danh từ có nguồn gốc từ động từ và có cấu trúc V-ing.
Ex: Teeners like going to crowded places. – Những thanh thiếu niên thích đến những nơi đông đúc.
Danh sách các động từ đòi hỏi tân ngữ theo sau là danh động từ dạng V-ing:
Admit |
Enjoy |
Recall |
Appreciate |
Finish |
Resist |
Avoid |
Miss |
Prepare |
Can’t help |
Mind |
Repeat |
Consider |
Postpone |
Resent |
Delay |
Practice |
Resume |
Deny |
Quit |
Resist |
Động từ nguyên thể làm tân ngữ dạng to + V
Ex: She decided to leave soon. – Cô ấy đã quyết định rời đi sớm.
Sau đây là các động từ mà sau nó tân ngữ phải là một động từ nguyên thể khác:
agree |
desire |
hope |
plan |
strive |
attempt |
expect |
intend |
prepare |
tend |
claim |
fail |
learn |
pretend |
want |
decide |
forget |
need |
refuse |
wish |
demand |
hesitate |
offer |
seem |
Ngoài những hình thức trên, tân ngữ còn có dạng cụm từ hoặc mệnh đề.
Ex: We don’t know what to do now. – Chúng tôi không biết làm gì bây giờ.
Khi câu vừa có tân ngữ trực tiếp và tân ngữ gián tiếp thì chúng được sắp xếp theo thứ tự sau:
Tân ngữ trực tiếp + Giới từ (thường là “to” và “for”) + Tân ngữ gián tiếp
Ex:
Tom gives the book to me. – Tom đưa quyển sách cho tôi.
My sister makes a cake for me on my 15th birthday. Chị gái tôi làm cho tôi một chiếc bánh vào dịp sinh nhật lần thứ 15.
Động từ + tân ngữ trực tiếp + tân ngữ gián tiếp
Ex: My friend in French have sent me some books. – Bạn của tôi ở Pháp đã gửi cho tôi một số quyển sách.
Tân ngữ có vai trò quan trọng trong câu bởi có rất nhiều động từ tiếng Anh cần tân ngữ để bổ nghĩa cho chúng. Chúng được gọi là ngoại động từ. Chẳng hạn eat (sth.), break (sth.), cut (sth.), make (sth.), send (s.o) (sth.), give (s.o) (st.),…
Tuy nhiên cũng có một số động từ không có tân ngữ, chúng sẽ được gọi là các nội động từ (run, sleep, cry, wait, die, fall,…).
Trên đây là những thông tin hữu ích mà YOLA muốn chia sẻ để bạn hiểu cụ thể hơn về tân ngữ là gì. Trong tiếng Anh, đây là một loại từ quan trọng trong câu. Vì thế, việc sử dụng thành thạo tân ngữ sẽ giúp bạn rút ngắn được con đường chinh phục ngôn ngữ toàn cầu của mình.
Đăng ký